Sử dụng nước bền vững trong môi trường đô thị

Tại Việt Nam, nước sinh hoạt có thể trở thành nguồn tài nguyên khan hiếm do quá trình đô thị hóa, gia tăng dân số, biến đổi khí hậu, … Đây là thách thức lớn đối với chính quyền và người dân, đòi hỏi một cách tiếp cận có hệ thống và thay đổi trong quy hoạch và quản lý sử dụng nước.

Hội thảo “Sử dụng/tái sử dụng nước bền vững trong môi trường đô thị” (Sustainable Water (Re)Use in Urban Environment) do Khoa môi trường và bảo hộ lao động Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) phối hợp cùng Đại học khoa học ứng dụng Saxion (Hà Lan) và một số doanh nghiệp ngành nước tổ chức đã trao đổi, thảo luận, từ đó tạo ra nhận thức toàn diện và hiệu quả hơn về các vấn đề quản lý tài nguyên nước và công nghệ xử lý nước cho vùng đô thị.

Tham dự hội thảo có ông Carel Richter, Tổng lãnh sự Vương quốc Hà Lan tại Thành phố Hồ Chí Minh; GS. Harry Futselaar, chuyên gia quốc tế về công nghệ xử lý nước của Đại học khoa học ứng dụng Saxion; nghiên cứu viên và giảng viên TDTU cùng các chuyên gia, nhà khoa học, các doanh nghiệp và nhà quản lý tài nguyên nước trong và ngoài nước.

Tại hội thảo, các Báo cáo viên đã trình bày về thực trạng sử dụng nguồn nước tại Việt Nam, giới thiệu những kinh nghiệm và công nghệ xử lý nước của Hà Lan. Nhân dịp này, Bộ ngoại giao Hà Lan đã tài trợ cho TDTU mô hình trình diễn công nghệ xử lý nước di động tiên tiến “Mexplorer”.

Với sự hỗ trợ của Chính phủ, các tổ chức và doanh nghiệp Hà Lan; thách thức về khan hiếm nguồn nước tại Việt Nam sẽ được phân tích, đánh giá và xử lý một cách hiệu quả trong hội thảo. Chương trình diễn ra từ ngày 04 đến 05 tháng 11 năm 2019 tại TDTU.

Một số hình ảnh của Hội thảo

1.jpg
Ông Carel Richter và GS. Harry Futselaar trao đổi trước Hội thảo

 

2.jpg
Ông Carel Richter phát biểu khai mạc Hội thảo

 

3.jpg
TS. Nguyễn Thị Mai Linh, Trưởng khoa Môi trường và bảo hộ lao động TDTU phát biểu chào mừng Hội thảo

 

4.jpg
Đại diện TDTU trao quà lưu niệm cho ông Carel Richter

 

5.jpg
GS. Harry Futselaar biểu diễn mô hình xử lý nước di động tiên tiến “Mexplorer”