ACARA 2020: Góc nhìn mới từ đồ án kiến trúc thời kỳ hậu Covid-19

Cuộc thi tài năng sinh viên kiến trúc châu Á lần thứ 9 (9th Asian Contest of Architectural Rookie’s Awards: ACARA) được Hiệp hội Kiến trúc châu Á (AUA) tổ chức từ ngày 21 - 23/11/2020.

Cuộc thi kêu gọi sinh viên kiến trúc châu Á tập trung làm nổi bật nguồn gốc và sức mạnh của nền văn hoá bản địa, từ đó tìm kiếm cơ hội phát triển nền văn hóa khu vực và quốc gia.

Đối tượng tham dự cuộc thi là những kiến trúc sư trẻ và sinh viên kiến trúc đến từ các quốc gia châu Á; mỗi năm luân phiên tổ chức tại một quốc gia, và mỗi quốc gia được lựa chọn 2 đồ án / công trình để dự thi.

Năm 2020 có 23 đồ án dự thi đến từ 14 nước, trong đó Việt Nam có 2 đồ án. Nhóm sinh viên kiến trúc Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) đã báo cáo tại phiên họp tổng thể với bài thuyết trình về chủ đề “The Challenges of Mass Tourism on Cultural Heritages” (Thách thức của du lịch đối với những di sản văn hóa).

Trong bối cảnh đại dịch Covid-19, Ban tổ chức cuộc thi ACARA đã chọn hình thức thi trực tuyến. AUA mong muốn đây là dịp giao lưu trao đổi giữa các nền văn hóa của châu Á, chia sẻ kinh nghiệm đối phó với đại dịch và duy trì một trạng thái mới của cuộc sống để vẫn có thể tiếp tục kết nối con người - văn hóa - lịch sử trên phạm vi châu Á.

Trong workshop được tổ chức ngày đầu tiên của cuộc thi, các đại học đến từ 6 quốc gia đã thành lập 6 đội, mỗi đội chọn thuyết trình về một thành phố lịch sử của quốc gia mình. Các sinh viên kiến trúc từ 6 đại học lớn đã tham gia thảo luận cùng với Ban giám khảo cuộc thi. Các đại học tham gia gồm: Southeast University (China), VIT’s PVP College of Architecture, Pune (India), Petra Christian University (Indonesia), Saga University (Japan), National University of Singapore, và TDTU (Việt Nam).

Nhóm TDTU gồm 6 sinh viên kiến trúc năm 3 và 4, được hướng dẫn chuyên môn bởi TS. KTS. Ngô Lê Minh, và ThS. KTS. Nguyễn Hải Bình. AUA đánh giá cao sự hưởng ứng của Việt Nam trong những hoạt động chuyên môn gần đây, nên luôn mời một kiến trúc sư Việt Nam tham gia Hội đồng giám khảo (TS. KTS. Ngô Lê Minh, khoa Kỹ thuật công trình).

 

TDTU
Chủ đề ACARA2020 “The Challenges of Mass Tourism on Cultural Heritages”

 

TDTU
ACARA2020 được tổ chức theo hình thức trực tuyến

 

Đồ án của nhóm sinh viên TDTU

Mục tiêu của đồ án là tạo ra sự kết nối, tương tác giữa các “di sản” văn hoá tại Thành phố Hồ Chí Minh (TP. HCM). Đối tượng “di sản” được nhóm thí sinh chia làm 2 loại, đó là: Công trình di sản đã được công nhận như dinh Thống nhất, Nhà hát thành phố, Bưu điện thành phố,… Công trình “di sản” chưa được công nhận như những quán ăn uống vỉa hè, trong hẻm, trong những chung cư cũ vốn đã và đang thể hiện bản sắc, tính cách đặc trưng của Thành phố qua các giai đoạn lịch sử.

Thách thức của đồ án là tìm ra các vấn đề đang phải đối mặt của du lịch đối với “di sản” tại TP. HCM để từ đó đưa ra giải pháp nhằm nâng cao chất lượng trải nghiệm của khách du lịch đối với văn hóa, lịch sử và đặc trưng của TP. HCM.

Để kết nối, tương tác với “di sản”, nhóm sinh viên đề xuất sử dụng các trạm tại vị trí những công trình “di sản”. Chức năng chính của trạm giống như một không gian giới thiệu, đề xuất địa điểm trải nghiệm cho khách du lịch; đồng thời đây cũng là các trạm cho thuê xe đạp để đáp ứng việc di chuyển cho du khách trong bán kính di chuyển phù hợp. Việc dùng xe đạp trong hành trình trải nghiệm cũng là một hình thức di lịch xanh, bảo vệ môi trường, tạo một không gian văn minh cho Thành phố. Ngoài ra, trạm còn có chức năng đóng dấu check-in, được thiết kế theo dạng con tem với những hình ảnh đặc trưng của Thành phố, giúp du khách có những trải nghiệm thú vị khi tham quan với mỗi điểm đến có một con tem check-in khác nhau.

 

TDTU

 

TDTU

 

TDTU

 

TDTU

 

tdtu

 

TDTU

 

TDTU

 

 

 

TDTU

 

TDTU

 

TDTU

 

TDTU

 

TDTU
Một số hình ảnh về bài dự thi của nhóm TDTU

 

Các sinh viên tham gia cuộc thi đều hào hứng cho biết rằng đây là một trải nghiệm tuyệt vời. Các bạn được tiếp xúc với sinh viên và chuyên gia trong lĩnh vực kiến trúc của châu Á, học hỏi được nhiều điều bổ ích về chuyên môn, tư duy và giao tiếp. Đây cũng là cơ hội để các bạn tìm hiểu sâu hơn về các “di sản” văn hoá của Việt Nam và TP. HCM.

Tổ chức cho sinh viên tham gia các cuộc thi chuyên môn trong và ngoài nước là một trong những cách mà TDTU thực hiện để tạo cơ hội cho sinh viên tiếp cận với môi trường thực tế, phát triển tư duy và rèn luyện các kỹ năng để trở thành công dân toàn cầu đúng nghĩa.