Nhóm nghiên cứu Hóa Tính toán của TDTU ứng dụng tính toán lượng tử

Các nhà địa chấn học là những nhà khoa học đầu tiên khai thác các khả năng của công nghệ máy tính tiên tiến. Khoa học tính toán là một lĩnh vực đa ngành đang phát triển nhanh chóng được sử dụng để hiểu và giải quyết các vấn đề phức tạp trong vật lý, hóa học, kỹ thuật, sinh học, kinh tế và y học v.v…

Nhóm nghiên cứu Hóa Tính toán của Trường đại học Tôn Đức Thắng (COMCHEM) sử dụng tính toán lượng tử để khám phá ra các hợp chất và hiện tượng hóa học mới và từ đó góp phần nghiên cứu một vài vấn đề cơ bản của hóa học hiện đại. Nhóm COMCHEM cũng nghiên cứu các bài toán cuộn protein và thiết kế thuốc bằng máy tính bằng cách sử dụng các mô phỏng MD.

TS. Ngô Sơn Tùng, nghiên cứu viên của Nhóm COMCHEM, đã chia sẻ “để thực hiện những nhiệm vụ này, Nhóm COMCHEM đã cố gắng xây dựng một High-performance computing (HPC) nhỏ an toàn, đáng tin cậy, ổn định và được thiết kế để đáp ứng các yêu cầu tính toán của nhiệm vụ của Nhóm COMCHEM trong cả tính toán cổ điển và lượng tử”.

Hiện tại, hệ thống bao gồm 05 compute nodes sử dụng 200 lõi Xeon E5 V3 với 376 GB RAM ECC, 7.5 TB SSD/HDD và 4000 lõi Pascal CUDA. Hệ thống đạt hiệu suất tối đa là 14,4 TeraFLOPS. Do đó, đã có rất nhiều mô phỏng trong hóa học tính toán và vật lý sinh học đã được thực hiện như hơn 50.000 ns mô phỏng MD để tìm kiếm các trạng thái ổn định của trimer Aβ11-40, hoặc tính toán DFT cho Si162Li54, hoặc tính toán bằng phương pháp G4 cho Al16Si (Hình 1), v.v… Các kết quả thu được đã được công bố trên 07 bài báo ISI trên các tạp chí như: Journal of Computational Chemistry (Impact factor 3.648), Physical Chemistry Chemical Physics (Impact factor 4.449), Journal of Physical Chemistry C (Impact factor 4.509), Chemical Physics Letters (H-index là 192, được xếp hạng 4/149 trong chuyên ngành hẹp Hóa Lý và Lý thuyết), v.v… Dựa trên tài nguyên máy tính này, Nhóm COMCHEM dự kiến sẽ xuất bản ít nhất 30 bài báo ISI trong 02 năm tới.