Bảng xếp hạng đại học Châu Á năm 2019 của QS

Tổ chức xếp hạng giáo dục đại học QS (Anh Quốc) vừa công bố kết quả xếp hạng đại học Châu Á năm 2019. Trong tổng số 498 đại học của Châu Á được xếp hạng, Đại học Tôn Đức Thắng (TDTU) xếp 291-300.

Các tiêu chí xếp hạng của QS năm 2019 gồm: Đội ngũ giảng viên quốc tế (International Faculty), Số trích dẫn bình quân trên mỗi bài báo (Citations per paper), Số lượng sinh viên trao đổi quốc tế chiều đến (Inbound Exchange), Số lượng sinh viên trao đổi quốc tế chiều đi (Outbound Exchange); Mạng lưới nghiên cứu quốc tế (International Research Network);… và đánh giá của cộng đồng về đại học. Số liệu đánh giá của QS đối với TDTU thể hiện qua bảng dưới đây:

 

QS-1.jpg
Điểm đánh giá của TDTU trên Bảng xếp hạng đại học Châu Á  2019 của QS

 

QS-2.jpg
Thứ tự của TDTU trong bảng xếp hạng đại học Châu Á năm 2019 của QS

 

Toàn Việt Nam có 7 đại học được QS xếp hạng trong nhóm TOP 500 đại học hàng đầu Châu Á năm 2019; đó là: Đại học quốc gia Hà Nội, Đại học quốc gia TP Hồ Chí Minh, Đại học Bách khoa Hà Nội, Đại học Tôn Đức Thắng, Đại học Cần Thơ, Đại học Huế và Đại học Đà Nẵng (xem bảng dưới đây).

 

QS-3.jpg

Trong các tiêu chí để xếp hạng của QS, tiêu chí đánh giá của cộng đồng về một đại học (reputation) chiếm số điểm cao nhất. Nếu tính toàn bộ, điểm này chiếm đến 50% kết quả đánh giá. Đây chính là nội dung còn tiếp tục tranh cãi; bởi nó tạo điều kiện cho: a) những đại học lâu đời, được nhiều người biết đến (mặc dù về chất lượng khoa học-công nghệ, giáo dục, hay tính quốc tế hóa không cao) vẫn có khả năng được xếp hạng rất cao, trong khi những đại học trẻ, mới thành lập dù có thành công hơn trong các mặt trên vẫn không đạt được trọng số cần thiết bởi còn ít người biết đến để mà có điểm đánh giá tốt; và b) các đại học có thể chạy theo con đường nỗ lực quảng bá, giao lưu, trao đổi thông tin để có điểm reputation cao; và do đó, có thể có thứ hạng cao cho dù về giáo dục, khoa học-công nghệ... thành tựu của họ có thể thấp đến rất thấp.

Sự tranh cãi còn nhiều hơn nữa trong thời gian qua bởi những đối tượng mà QS chọn để lấy đánh giá về reputation của các đại học không được QS công khai là: dựa trên tiêu chí nào, cơ sở khoa học nào để chọn chuyên gia đó đánh giá? và liệu người được chọn để đánh giá có am hiểu về đại học mà họ đánh giá hay không?. Đây tiếp tục còn là điểm chưa minh bạch của QS; có thể dẫn đến sự thiếu tin tưởng của cộng đồng đại học đối với các bảng xếp hạng của tổ chức này ■